Trang

Dũng Cảm Mở Lời, Dám Nói Mới Biết Cách Nói

Dũng Cảm Mở Lời, Dám Nói Mới Biết Cách Nói

Những người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội, cho dù là trong cuộc sống hay trong công việc đều có thể cảm thấy mình nói chuyện không khéo và luôn sợ mình sẽ nói sai, do đó không dám chủ động nói chuyện với người khác, để sự e ngại và nỗi lo lắng gây áp lực cho chính mình, khiến bản thân bỏ lỡ nhiều việc tốt và mất đi cơ hội thăng tiến. Thực tế, không ai sinh ra đã khéo ăn nói, những người khéo nói cũng phải trải qua rèn luyện mới thành. Chỉ cần nỗ lực học tập, bạn sẽ trở thành người tuyệt vời nhất.

Khéo ăn nói do rèn luyện mà nên

Ăn nói khéo léo là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp giữa người với người, giúp bạn có thể đến gần với thế giới của người khác. Hãy nhìn những người thành công trong giao tiếp xã hội, trong công việc hay trong tình yêu, họ luôn có thể nói lên được suy nghĩ của mình, khiến người khác vui vẽ chấp nhận những suy nghĩ đó.
Những người có tài ăn nói, nói ra lời nào cũng đều khiến người khác phải chú ý đến. Thế nhưng tài ăn nói không tự nhiên mà có, kể cả đối với các chuyên gia hùng biện, không phải trong trường hợp nào những lời họ nói ra cũng đều được tán dương, tài ăn nói của họ cũng chỉ có được sau quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm.
mở lời
Nói chuyện cũng giống như các kỹ năng khác, cũng cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức. Những người có tài ăn nói cũng phải đúc rút kinh nghiệm trong từng lần giao tiếp, không ngừng nâng cao khả năng của bản thân thông qua cách quan sát người khác nói chuyện. Nói chuyện là để người khác hiểu về bạn, từ đó giành sự tin tưởng từ họ. Nếu bạn cho rằng đối phương không hiểu mình nên không nói chuyện với họ, như vậy là bạn chưa hiểu công dụng của giao tiếp.
Các phát thanh viên, người dẫn chương trình đều là các chuyên gia sử dụng ngôn ngữ. Thế nhưng đa phần họ đều cho rằng mình không có khiếu ăn nói từ nhỏ, vậy tại sao họ vẫn thành công nhờ vào tài ăn nói của mình ? Nguyên nhân rất đơn giản, đó là vì họ tự nhận thấy mình nói năng không tốt, nên luôn cố gắng để nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Tổng thống Lincoln vĩ đại trong lịch sử nước Mỹ, trước khi bước vào con đường chính trị, thường bị mọi người chê cười vì tật nói lắp.
Thế nhưng kể từ sau khi cố gắng để trở thành một luật sư, dần dần ông đã hiểu ra tầm quan trọng của tài ăn nói. Từ đó, mỗi ngày ông đều kiên trì luyện nói trước gương hoặc bên bờ biển. Trải qua quá trình luyện tập vất vả, cuối cùng Lincoln đã thành công. Không chỉ trở thành một luật sư tài giỏi, một nhà hùng biện, Lincoln còn tham gia chính trường và trở thành vị Tổng thống đáng nhớ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Từ câu chuyện của Lincoln, chúng ta rút ra được một điều: Tài ăn nói không phải do trời sinh, việc rèn luyện có thể biến một người nói lắp bắp thành một nhà hùng biện.
Muốn nói chuyện hay thì phải rèn luyện, cần chủ động nói chuyện với mọi người. Bạn sẽ có được kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp, rèn luyện để nắm được nghệ thuật trò chuyện, đây là một quá trình học tập không thể bỏ qua. Khi xã hội phát triển, môi trường thay đổi, nội dung các cuộc trò chuyện của mọi người cũng có những thay đổi. Do đó, để ăn nói khéo léo, mỗi người cần thường xuyên luyện tập, không được tự mãn, càng không thể bằng lòng với những gì mình có.
Đặc biệt là những người trẻ tuổi, cần phải sớm rèn luyện tài ăn nói cho mình, bởi khéo ăn nói sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với mọi người xung quanh và có lợi cho chính sự nghiệp của bạn.
Hillary Clinton được nhận định là một trong những ứng viên Tổng thống Mỹ có tài ăn nói nhất. Mặc dù chưa có duyên với chức vụ người đứng đầu Nhà trắng, nhưng bà đã được Tổng thống đắc cử lựa chọn giữ chức ngoại trưởng.
Năm 13 tuổi, Hillary được thầy giáo đưa đi nghe buổi diễn thuyết của Martin Luther King. Sự nhiệt tình của Martin Luther King dường như đã lan tỏa tới tâm hồn bà, và sau khi được thầy giáo giới thiệu, bà đã được bắt tay với nhà hoạt động dân quyền này. Từ đó, Hillary đã trở thành người hâm mộ của Martin, bà cũng đã nhận ra ý nghĩa vô cùng to lớn của việc diễn thuyết. Hillary đã hạ quyết tâm trở thành một chính khách với tài hùng biện xuất sắc.
Vậy làm thế nào để có tài hùng biện ? Sau khi suy nghĩ kĩ, Hillary ý thức được rằng, khả năng hùng biện xuất phát từ thực tế, giống như việc chỉ có ra chiến trận mới biết cách đánh trận, chỉ có trải qua thực tế nhiều thì mới có thể có được tài ăn nói hơn người.
Trong lớp học, Hillary tích cực tham gia các buổi thảo luận với giáo viên và các bạn học. Bà luôn suy nghĩ và tìm ra các đề tài hay để tất cả mọi người cùng tranh luận. Ngoài ra, bà còn tập hợp những bạn học có cùng sở thích, thành lập một câu lạc bộ chuyên tổ chức các buổi thảo luận về mọi đề tài, từ việc quốc gia đại sự đến cuộc sống thường ngày, từ chủ đề khoa học kỹ thuật đến văn hóa nghệ thuật… Chính từ những buổi tranh luận đó, tài ăn nói của Hillary đã được nâng cao rõ rệt.
Học từ những người giỏi hơn mình là cách tiến bộ nhanh nhất. Sau mỗi buổi học, Hillary thường tới văn phòng giáo viên để học hỏi thêm. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bà đã được tiếp xúc với rất nhiều quan niệm, tư tưởng mới. Các thầy giáo cũng đồng thời giới thiệu cho bà biết không ít những cuốn sách hay, yêu cầu bà đọc và thảo luận về những cuốn sách đó. Hillary đã không những hoàn thành yêu cầu đọc sách, mà còn tích cực suy nghĩ, nêu ra những vấn đề mình không hiểu để thảo luận cùng các thầy. Sau nhiều năm, trong một chuyến công du, khi nghĩ về thầy giáo cũ, bà đã nói: Đó là người thầy đã làm thay đổi cuộc đời tôi, sau mỗi buổi thảo luận, thầy đều giao cho tôi một nhiệm vụ mới với hy vọng lần sau sẽ tiếp tục tranh luận về nó. Mỗi buổi thảo luận không chỉ giúp tôi nâng cao nhận thức mà khả năng ăn nói của tôi cũng tiến bộ rất nhanh”.
Tài ăn nói giúp người ta thành công, tài ăn nói của Hillary đã khiến cuộc sống của bà trở nên tuyệt vời: không chỉ là một nghị sĩ quốc hội, giúp chồng mình là ông Clinton đắc cử Tổng thống 2 lần, mà bản thân bà cũng trở thành ngoại trưởng Mỹ.
Từ đó có thể thấy, chỉ cần vượt qua khó khăn, kiên trì nỗ lực học tập thì con người nhất định sẽ thành công. Do đó, đừng bao giờ bỏ qua cơ hội được rèn luyện khả năng giao tiếp, nói chuyện trước đám đông.
Khi tham gia vào một tập thể, một tổ chức hoặc cuộc họp nào đó, bạn đừng nên chỉ ngồi một chỗ quan sát mà hãy tích cực hòa nhập, chủ động giao lưu với mọi người, tranh thủ cơ hội rèn luyện khả năng ăn nói. Ví dụ, chủ động giúp đỡ mọi người giải quyết công việc, đặc biệt là những việc như thuyết phục tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người. Hãy thể hiện như một người dẫn chương trình năng động, như vậy bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với những người có tài ăn nói và có thể học tập kỹ năng giao tiếp từ họ. Cứ như vậy, tự nhiên bạn sẽ có thể đảm nhận được nhiệm vụ của một người phát ngôn.
Trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng có thể tự tìm kiếm cơ hội được nói chuyện. Sam Levenson không chỉ là một ngôi sao truyền hình mà còn là một nhà diễn thuyết danh tiếng có tầm ảnh hưởng tại Mỹ. Khi còn là một giáo viên trung học ở New York, ông rất thích được nói chuyện, được bày tỏ ý kiến về cuộc sống, công việc với người thân, đồng nghiệp và học sinh. Thật bất ngờ là những ý kiến của ông luôn được mọi người đón nhận. Không lâu sau, ông được mời tham gia rất nhiều buổi diễn thuyết. Sau đó, Sam Levenson đã trở thành người dẫn dắt nhiều chương trình phát thanh. Cuối cùng ông quyết định bước chân vào thế giới giải trí.
Từ đó có thể thấy, không có hoạt động nào lại không cần đến lời nói, từ thương mại, xã giao, chính trị, thậm chí là sản xuất đều không thể thiếu lời nói. Cơ hội luyện tập càng nhiều thì cơ hội nâng cao cũng nhiều. Tất cả mọi thứ đều có thể trở thành đối tượng và đề tài cho các cuộc nói chuyện. Chỉ có không ngừng rèn luyện thì bạn mới biết bản thân mình có thể tiến bộ đến đâu.
Cho dù bạn có đọc bao nhiêu sách về kỹ năng giao tiếp, nhưng nếu bạn không tìm cơ hội rèn luyện khả năng ăn nói thì bạn sẽ không bao giờ có thể xuất hiện xuất sắc trong lĩnh vực này.

Học Giao Tiếp Không Bao Giờ Là Muộn - Hãy Bắt Đầu Ngay Từ Bây Giờ

Người Trung Quốc xưa có câu: "Nhất ngôn dĩ hưng ban, nhất ngôn dĩ diệt quốc" (Một câu nói có thể mang lại sự thịnh vượng cho đất nước, nhưng một câu nói cũng có thể mang họa diệt quốc), câu nói này là một lơi khen dành cho những người biết cách ăn nói khéo léo. Những năm 40 của thế kỷ XX, người Mỹ coi "tài ăn nói", "vàng" và "đạn nguyên tử" là ba báu vật minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của thế giới.
giao tiếp
Trong xã hội hiện đại - thời đại của bùng nổ thông tin, sự giao tiếp và hợp tác giữa con người ngày càng trở nên quan trọng, trong đó khả năng ăn nói của mỗi người có tác dụng then chốt. Như một nhà triết học phương Tây đã từng nói: "Trên thế gian có một kỹ năng giúp con người thành công rất nhanh, được mọi người công nhận, đó chính là khả năng nói chuyện và giao tiếp". Có biết cách giao tiếp khéo léo hay không sẽ quyết định sự thành bại của cuộc đối thoại, thậm chí là quyết định sự thành công của một con người.
Từ đó có thể thấy, tài ăn nói cho dù ở thời đại nào và ở đâu cũng đều là nhân tố quan trọng mà tất cả các nhân tài ưu tú cần phải có. Còn những người không biết cách nói chuyện hoặc không khéo ăn nói thì cũng giống như một cái radio câm, mặc dù vẫn không ngừng hoạt động nhưng hầu như không thể thu hút được sự chú ý của người khác.
Mỗi con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc... không thể không cần đến kỹ năng và khả năng giao tiếp. Nếu khéo ăn nói, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những rắc rối nhỏ và có thể tự bảo vệ mình trong những rắc rối lớn. Còn nếu không khéo léo ăn nói, rắc rối nhỏ sẽ gây trở ngại, và rắc rối lớn sẽ gây thất bại. Cũng sễ hiểu vì sao có những người lại xếp khả năng ăn nói vào danh sách bản năng sinh tồn mà con người hiện đại cần phải có.
Nói chuyện là một kỹ năng, cũng là một nghệ thuật. Trong giao tiếp hằng ngày, muốn nói ít nhưng truyền đạt được nhiều ý nghĩa, hay chính là nói ngắn mà xúc tích, thì chỉ cần vận dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp, từ đó có thể dễ dàng nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ từ người khác.
Tuy nhiên trong cuộc sống và trong công việc, có nhiều người có thể nói chuyện tự tin, lưu loát trước người thân, bạn bè hoặc người quen, nhưng khi gặp người lạ hoặc vướng phải khó khăn rắc rối thì lại không biết cách nói chuyện, thậm chí còn không hiểu mình nói gì.
Vậy phải làm sao để tránh được tình huống này ? Là những người trẻ tuổi, phải giao tiếp thế nào để có thể kết bạn năm châu bốn biển, nhẹ nhàng giải quyết các vấn đề, được đồng nghiệp tôn trọng, lãnh đạo trọng dụng ?
Hãy học giao tiếp ngay từ hôm nay, trước khi quá muộn. Các bài viết sau sẽ không giảng giải những đạo lí phức tạp, cũng không nói lời giáo điều mà chỉ đề cặp tới thực tế và nêu các ví dụ cụ thể từ cuộc sống. Trong những tình huống khác nhau, với những người khác nhau, mỗi việc khác nhau, sẽ cung cấp những kỹ năng giao tiếp cụ thể. Mà sẽ chỉ cho bạn thấy rõ cần phải giao tiếp, nói chuyện như thế nào.
Đương nhiên, nghệ thuật giao tiếp là một môn học thâm sâu, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống, trong công việc, phải nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân, hy vọng giúp ích cho quý độc giả.

NẮM VỮNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP SẼ CÓ ĐƯỢC CUỘC SỐNG TUYỆT VỜI

Nhà Hùng Biện Nổi Tiếng, Chuyên Gia Giáo Dục Lý Yên Kiệt
Trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi. Trong cuộc đời một con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc... không thể không cần đến kỹ năng và khả năng giao tiếp. Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói, bốn bề đều là trở ngại, khó khăn.

cách giao tiếp

Trong thời đại thông tin và liên lạc phát triển nhanh chóng, tin tức được cập nhật liên tục, các công cụ truyền thông tin được ứng dụng rộng rãi như ngày nay thì việc khéo ăn nói đã trở thành "cái tài số một thiên hạ". Trong khoảng thời gian ngắn nhất, nếu ai có thể nêu bật được khả năng, thực lực của mình cho đối phương biết thì đó sẽ là người chiến thắng. Chính vì vậy mà câu nói "Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ" rất có ý nghĩa.
Vậy, thế nào mới gọi là biết cách ăn nói ? Nói năng lưu loát, không ấp úng có được gọi là biết cách nói chuyện không ? Nói ngắn gọn, nói ít nhưng ý nghĩa thâm sâu có được gọi là biết cách nói chuyện không ? Hay nhất định phải nói nhiều mới là biết nói chuyện ?
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thấy rằng: Biết cách nói chuyện không nhất định là phải nói nhiều, quan trọng là phải nói đúng trọng tâm, đúng nội dung. Và điều quan trọng là phải nắm được vấn đề mình đang nói đến.
Chắc chắn rất nhiều người đã gặp phải tình huống như thế này: Có những nhân viên tiếp thị khi gặp khách hàng thì giống như một cái máy, nói không ngừng nghỉ, không để ý tới phản ứng và cảm nhận của khách hàng, không cần biết vị khách đó có đang nghe lời giới thiệu về sản phẩm hay không. Nếu cứ làm việc theo cách đấy thì người đó sẽ nắm chắc phần thất bại.
Trong cuộc sống và trong công việc, chúng ta cũng rất hay gặp phải hiện tượng như sau: Nhiều người khi nói chuyện với người quen thì nói rất hay, không bị mất bình tĩnh hay ấp úng. Thế nhưng khi gặp người lạ hoặc phải nói chuyện trong một đám đông, thì người đó dường như bị mất sự chủ động với ngôn ngữ, có lúc còn không biết mình đã nói gì.
Vậy làm thế nào để cải thiện và tránh gặp phải những tình huống như trên ? Làm thế nào để ăn nói khéo léo ? Có phương pháp và quy luật nào được áp dụng khi giao tiếp không ? Có nguyên tắc và bí quyết nào cho các cuộc nói chuyện không ? Trong những tình huống khác nhau, với những người khác nhau thì phải nói chuyện như thế nào, và làm sao để trình bày những điều khó nói ?
Các bài tiếp theo sẽ giải đáp những câu hỏi đó, bằng những ngôn từ rõ ràng, gần gũi với cuộc sống sẽ mang đến những kỹ năng và phương pháp giao tiếp thực dụng, chắc chắn sẽ giúp ích cho nhiều người. Nếu như những quy tắc và phương pháp chỉ giúp một số ít người nắm được và ứng dụng, thì giá trị của nó là có hạn. Chỉ cần những quy tắc và phương pháp đưa ra giúp được nhiều người, thì giá trị của nó là vô hạn.
Cuối cùng, nhắc lại về giao tiếp, có hai điều cần nhớ: Thứ nhất là chân thành. Chân thành chính là thứ ngôn ngữ hay nhất, nếu không chân thành thì cho dù nói nhiều bao nhiêu, nắm được nhiều kỹ năng và phương pháp giao tiếp đến thế nào, tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Điều thứ hai là phải lắng nghe bằng cả trái tim. Chỉ có lắng nghe bằng trái tim thì chúng ta mới biết phải nói gì, nói như thế nào. Những người không biết cách lắng nghe thì không phải là người biết cách nói chuyện. Người biết cách nói chuyện thì chắc chắn là người biết lắng nghe.
Lời cuối, chúc tất cả quý độc giả tham khảo vui vẻ và có thể nâng cao được kỹ năng giao tiếp của mình. Biết cách nói chuyện khéo léo và luôn có được cuộc sống tuyệt vời. 

Địa ốc Alibaba biểu tình phản đối cưỡng chế tại Phú Mỹ

Nhân viên mặc áo có dòng chữ địa ốc Alibaba biểu tình phản đối cưỡng chế các dự án bất động sản tại Phú Mỹ
mạnh mẽ quá, hùng hổ quá, đại ca quá
địa ốc alibaba
đập xe nó cho chị (theo như tường thuật của báo mới): chị giỏi quá, chị numberone quá
địa ốc alibaba

và đây là cái kết